Vấn đề thấm ở vị trí mái trong các tòa nhà vẫn luôn là vấn đề làm đau đầu các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công mặc dù trước đó đã xử lý chống thấm. vậy đâu là vấn đề?
Các bước cơ bản trong công tác thi công chống thấm mái:
Vật liệu dùng để chống thấm mái cơ bản có thể phân thành 3 dạng chính như sau:
Loại vật liệu này có ưu điểm nổi bật là không có mối nối. Màng chống thấm là 1 màng liền mạch vì thế nguy cơ thấm ở các mối nối là không có. Tuy nhiên, vật liệu dạng này độ bền lại phụ thuộc vào bản chất gốc vật liệu và độ dày lớp chống thấm.
Xét về bản chất gốc vật liệu thì có thể phân ra các dòng như:
Đây là dòng vật liệu có độ bền cực cao (15-20 năm), khả năng kháng UV và có độ giãn dài lớn. Khi sử dụng các vật liệu gốc Polyurea thì không cần lớp vữa bảo vệ, lớp này có thể để lộ thiên. Dòng vật liệu này nếu được lựa chọn thì rất đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, giá thành loại này lại khá cao. Dòng này có các sản phầm như: Neoproof Polyurea C1 Grey 20kg…
Dòng vật liệu này có độ bền cũng tương đối dài (5-10 năm), có khả năng kháng UV và độ cứng shore A cao nên khi chống thấm loại này cũng không cần cán vữa, lát gạch bảo vệ. Đây là dòng sản phẩm đang được đánh giá khá cao trên thị trường bởi sự tương quan giữa giá thành và chất lượng. (Một số các sản phẩm gốc Polyurethane như: Neoproof PU W Grey/White, Sikalastic®-632 R, Nitoproof 600
Vật liệu loại này thì có ưu điểm là giá thành rẻ. Tuy nhiên nhược điểm lại khá nhiều. Vật liệu không kháng UV, độ đàn hồi thấp và khi sử dụng loại này thì buộc phải cán vữa bảo vệ lớp chống thấm. (Một số các sản phẩm gốc Xi măng – polymer 2 thành phần như: Sikatop Seal 107, Sikatop Seal 109, Nitocote CM210 - 23kg/bao, Brushbond FLXIII, Revinex Flex FP A + B, Revinex Flex U360, Revinex Flex ES, AM Flexproof 501, AM Flexproof 502, Mapei K11 High Flexible Waterproofing, Chống thấm Intoc 04, BestSeal AC407, …)
Dòng vật liệu này cũng có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng độ bền lại không cao
Màng chống thấm thì có loại màng thi công nguội (màng tự dính) hoặc màng thi công nóng (màng khò nóng).. Loại này ưu điểm là thi công nhanh. Chất lượng loại này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng màng và tay nghề thi công. Vì dạng vật liệu này có nhược điểm là tạo nhiều mối nối (nơi chồng mí) giữa các tấm màng với nhau. Đối với những sàn mái có hình dạng phức tạp hoặc diện tích nhỏ thì không nên sử dụng dòng vật liệu này.
Một số các sản phẩm chống thấm dạng màng như: Màng tự dính LARIX, Màng chống thấm khò nóng Lemax, Màng chống thấm tự dính Lemax, Màng chống thấm khò nóng Bitumode, Màng chống thấm tự dính Pluvitec, màng tự dính Autotak, màng tự dính Bitumax…
Trên đây là cách phân loại các sản phẩm để bạn đọc dễ hình dung và lựa chọn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và vốn đầu tư của mỗi người.
Tuy nhiên, dù lựa chọn dòng nào cũng nên lựa chọn các sản phẩm của các hãng chống thấm uy tín, có chứng nhận xuất xưởng CO, CQ và các thông số kỹ thuật được công bố công khai, minh bạch và rõ ràng.
Một lưu ý là đối với khu vực sàn mái, sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên nếu có điều kiện bạn hãy chọn các sản phẩm có khả năng đàn hồi tốt để lớp chống thấm được bền theo thời gian.
B1- Xử lý bề mặt cần chống thấm:
Vệ sinh bề mặt thật sạch: Loại bỏ bụi bẩn, vữa yếu và các tạp chất bám trên bề mặt cần chống thấm.
Xử lý triệt để các ti thép (nếu có)
Xử lý tất cả các vết nứt trên sàn (nứt chân chim, nứt xuyên sàn) và các vị trí bê tông bị khuyết tật (rỗ, bọng…)
=> Xem thêm quy trình xử lý cổ ống tại đây
B3- Xử lý chân tường, taluy các góc
B4- Tiến hành thi công lớp chống thấm
Nếu thi công vật liệu lỏng tạo màng thì phải luôn sử dụng máy khuấy trộn vật liệu, thi công đúng định mức nhà sản xuất và luôn thi công ít nhất 2 lớp theo 2 phương khác nhau.
Việc ngâm nước kiểm tra được thực hiện ít nhất trong 2-3 ngày và thực hiện trước các công đoạn tiếp theo như cán vữa tạo dốc, lát gạch…
Đối với các vật liệu chống thấm khác nhau thì các quy trình thi công cũng khác nhau.
Xem thêm:
Quy trình thi công chống thấm mái sử dụng sản phẩm gốc Polyurethane
Quy trình thi công chống thấm mái sử dụng sản phẩm gốc Xi măng -polymer
Quy trình thi công chống thấm mái sử dụng các loại màng chống thấm
Hy vọng bài viết ngắn có thể giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc về vấn đề chống thấm mái hiện nay.
Trong quá trình thi công, nếu có vướng mắc gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn kỹ càng hơn. Mọi sự tư vấn là hoàn toàn miễn phí.
Trụ sở chính: 11 Trần Phước Thành, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
VP giao dịch & Cửa hàng: 26 Võ Chí Công, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Showroom: 422 Nguyễn Hữu Thọ, Phương Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0916.060.241- 0914.158.152- 0934.333.943 - 0843.943.943
Email: anthinhnamdng@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần An Thịnh Nam
Website: https://anthinhnam.com/
Chúc các bạn có một ngôi nhà nói không với thấm.
Chia sẻ bài viết:
VPGD & Showroom: 66 Võ Chí Công, Hòa Xuân, Đà Nẵng
liên kết với chúng tôi:
Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, phân phát quảng cáo hoặc nội dung được cá nhân hóa và phân tích lưu lượng truy cập của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào "Chấp nhận ", bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.
Phụ gia chống thấm Revinex ® 5Kg/Thùng Chính Hãng
Đăng ký ngay để nhận khuyến mại